Welcom to Matnago
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng kí.
Welcom to Matnago
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng kí.

Welcom to Matnago

Đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh bạn với người khác. Bởi vì mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt!!!
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share | 
 

 Ông thầy nóng tính 5

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 485
Danh tiếng : 0
Join date : 15/10/2011
Age : 32
Đến từ : Dak Lak

bạn điền Tài Sản
Huân chương Huân chương:

Ông thầy nóng tính 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ông thầy nóng tính 5   Ông thầy nóng tính 5 I_icon_minitime17/10/2011, 2:24 pm

TỪ NGÀY NHỎ HẠNH ĐẾN NHÀ “phụ đạo”, trình độ của anh em Tiểu Long tăng tiến hẳn.
Sở dĩ nói bốn chữ “anh em Tiểu Long” bởi vì không chỉ ông anh mà cả cô em cũng tranh thủ nhờ “cô giáo” dễ mến này giảng giải biết bao nhiêu là thứ.
Hễ thấy nhỏ Hạnh kêu Tiểu Long ngồi vào học, bao giờ nhỏ Oanh cũng lấy tập của mình ra ngồi kế bên, chốc chốc lại quay sang hỏi:
- Chị Hạnh ơi! Hai số tự nhiên có tích bằng 50 thì chúng có phải là những đại lượng tỉ lệ nghịch không?
- Chị Hạnh ơi! Chị có biết bài toán “một con vịt trời đang bay gặp một đàn vịt trời” không? Lát chị chỉ dùm em nhé!
Chưa bao giờ nhỏ Hạnh từ chối một yêu cầu nào của nhỏ Oanh. Trước cặp mắt đen láy, mở to chờ đợi của cô em gái của bạn mình, bao giờ nhỏ Hạnh cũng dễ dãi gật đầu và sau đó thế nào nó cũng tận tình giảng giải cho đến chừng nào nhỏ Oanh thông suốt hết mới thôi.
Nhỏ Oanh không chỉ dừng lại ở môn toán. Có những hôm nó “lấn” sang các “lãnh vực” khác:
- Chị Hạnh ơi! “Mưa! Mưa!” là câu rút gọn hay câu đặt biệt hả chị?
Và kể cả trong những trường hợp như vậy, “cô giáo” Hạnh cũng luôn luôn làm nó thỏa mãn.
Nhỏ Hạnh biết nhà Tiểu Long khó khăn hơn nhà mình và nhà Quý ròm. Cả nhà Tiểu Long đều làm lụng vất vả, kể cả hai ông anh phải nghỉ học bất đắc dĩ từ năm lớp chín. Mỗi buồi chiều, Tiểu Long và nhỏ Oanh vừa trông nhà vừa phụ đi lấy hàng cho mẹ. Nhỏ Oanh là con gái, lại phải làm việc nhà thay mẹ. Mà việc nha thì bao nhiêu là thứ, chỉ nghĩ đến thôi nhỏ Hạnh đã phát khiếp. Ở nhà nhỏ Hạnh, mọi việc đã có dì Khuê làm giúp nên nó chả phải động tay động chân, chỉ lo học. Vậy mà nhỏ Oanh bé xíu kia, trạc cỡ tuổi với thằng Tùng em nó chứ mấy, đã phải cáng đáng hết mọi chuyện trong nhà khiến nó phục lăn.
“Trách nhiệm” của nhỏ Oanh nặng nề như vậy thì lấy đâu ra thì giờ để đi học thêm như những đứa trẻ ham học khác? Mà nếu sắp xếp được giờ giấc thì không chắc bố mẹ của Tiểu Long sẽ dễ dàng lo liệu được khoản họcc phí cho con mình! Nhỏ Hạnh xao xuyến nhủ bụng và vì thế nó cảm thấy xung sướng khi được giúp đỡ cho cô em vất vả của bạn mình.
Sự hiện diện của nhỏ Hạnh vào những chiều ngày chẵn khiến căn nhà lụp xụp của Tiểu Long ấm áp hẳn lên. Tính tình dịu dàng của nó khiên mẹ của Tiểu Long rất quý mến. Nhỏ Oanh thì khỏi nói, càng ngày nó càng quyến luyến “cô giáo” Hạnh, lúc nào cũng lăng xăng quanh chỗ nhỏ Hạnh ngồi.
Tiểu Long tất nhiên là rất hài lòng về bạn mình. Nói chung, với nhỏ Hạnh, mọi cái điều đáng điểm mười. À, nhưng không, vẫn còn một “điểm yếu” nho nhỏ.
Hôm “khai giảng” lớp học thêm, Tiểu Long pha một ly nước chanh đặt trước mặt nhỏ Hạnh để bạn mình vừa giảng bài vừa “thấm giọng”.
Nhưng nhỏ Hạnh chỉ uống đâu được hai, ba hớp. Đến khi Tiểu Long cúi đấu hí hoáy làm bài, bỗng nghe một tiếng “xoảng”, nó giật mình ngẩng đầu lên, thấy “cô giáo” mặt mày xanh lè xanh lét. Chiếc ly trên bàn biến mất. Còn dưới chân nhỏ Hạnh nước đổ lênh láng, mảnh thủy tinh văng tứ tung.
- Hạnh… Hạnh…
Nhỏ Hạnh ấp úng, mặt từ xanh chuyển qua đỏ.
Tiểu Long mỉm cười trấn an:
- Hạnh đừng lo! Nhà còn khối ly mà sợ gì!
Rồi ngó quanh quất, không thấy nhỏ Oanh đâu, Tiểu Long xô ghế đứng lên:
- Để tôi dọn chỗ này cho!
Rồi không để ý Tiểu Long kịp ngăn cản, nhỏ Hạnh bước vội ra nhà sau tìm ki, chổi và giẻ lau.
Tưởng thế là xong, nhưng đến khi nhỏ Hạnh đem rác đi đổ, chẳng biết nó lục đục gì sau bếp mà một lát sau, Tiểu Long lại giật nảy người khi nghe vang lên một tiếng “xoảng” thứ hai nữa.
Hoảng hốt, Tiểu Long chạy vù xuống bếp.
Nhỏ Hạnh đang thất sắc đứng nhìn những mảnh vỡ trên nền nhà, mặt lộ rõ vẻ hoang mang.
- Hạnh lại làm vỡ ly nữa hả? - Tiểu Long như không tin vào mắt mình.
- Ừ! - Nhỏ Hạnh lí nhí.
Tiểu Long ngạc nhiên:
- Chiếc ly này ở đâu ra vậy?
- Ở trên kia! - Nhỏ Hạnh chỉ tay lên đầu chạn gỗ - Hạnh định lấy xuống rót một ly nước khác nhưng… nhưng…
Nhỏ Hạnh nói tới đây, ngắc ngứ một hồi rồi chớp mắt làm thinh. Vẻ lóng ngóng của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long phì cười:
- Nhưng chả hiểu làm sao nó lại tuột khỏi tay chứ gì? - Rồi nó khoát tay – Thôi, lần này Hạnh để tôi “thanh toán” chỗ này cho! Hạnh lên nhà trên ngồi đi!
Nhỏ Hạnh không chịu:
- Để Hạnh phụ với Long dọn dẹp!
Hai đứa loay hoay gom những miễng vỡ vào ki rồi đem đổ xuống hố rác chỗ gốc chuối sau vườn.
Lúc đi vào, nhỏ Hạnh nhác thấy chiếc ca nhựa màu xanh treo lủng lẳng trên vách, liền hớn hở reo lên:
- Ôi, chiếc ca kìa!
Tiểu Long nhìn theo tay chỉ của nhỏ Hạnh, mặt ngơ ngác:
- Chiếc ca này có gì lạ đâu! Ở đâu chẳng có những chiếc ca như vậy!
Nhỏ Hạnh ấp úng:
- Nhưng nó bằng nhựa!
Mặt Tiểu Long càng đực ra:
- Bằng nhựa thì sao?
Nhỏ Hạnh dậm chân:
- Thì mình lỡ làm rớt nó cũng không bể chứ sao! Có vậy mà Long cũng không hiểu!
- À, à, - Tiểu Long gật gù – Bây giờ thì tôi hiểu rồi! Có nghĩa là Hạnh muốn tôi rót nước cho Hạnh trong chiếc ca này chứ gì?
- Thì vậy chứ còn sao nữa! - Nhỏ Hạnh lườm Tiểu Long một cái dài.
- Nhưng chả ai lại rót nước mời khách bằng chiếc ca to đùng như thế này cả! – Tiểu Long bối rối nói - Mẹ tôi biết mẹ tôi la chết!
- Nhưng Hạnh là bạn của Long chứ đâu phải là khách! - Nhỏ Hạnh cố thuyết phục, rồi thấy Tiểu Long lộ vẻ lưỡng lự, nó hùng hổ nói thêm – Long đừng lo! Khi nào mẹ Long rầy, Hạnh sẽ nói giùm cho!
Nhỏ Hạnh đã “năn nỉ’ tới mức đó, Tiểu Long đành phải gượng gạo gật đầu. Hơn nữa nếu Tiểu Long cũng biết nếu nó cứ khăng khăng từ chối đề nghị thẳng thắn của nhỏ Hạnh thì chỉ trong vòng một tuần, nhà nó sẽ không còn lấy một cái ly để uống nước.
Nhỏ Oanh không hay biết tất cả những diễn tiến đó nên khi từ ngoài đầu hẻm chạy vô, thấy nhỏ Hạnh đang bưng chiếc ca nhựa to tổ bố, nó liền sửng sốt kêu lên:
- Trời đất! Bộ ở nhà hết ly rồi hay sao mà anh Long lấy chiếc ca này rót nước cho chị Hạnh?
Trước tiếng la bài hãi của nhỏ Oanh, Tiểu Long và nhỏ Hạnh chẳng biết đáp sao, đành đưa mắt nhìn nhau tủm tỉm cười.
Tóm lại, nhỏ Hạnh chỉ mắc mỗi tật vụng về đó thôi. Ngoài ra, nó hầu như không có một khuyết điểm gì đáng kể. Nhưng bù lại, tay chân nó vụng về bao nhiêu thì đầu óc nó lại minh mẫn bây nhiêu. Có những bài toán nom vô cùng rắc rối, hóc hiểm, Tiểu Long nhìn vào muốn hoa cả mắt, nhưn sau khi nhỏ Hnạh giảng xong thì chúng bỗng trở nên đơn giản, dễ hiểu cực kỳ. Nhờ vậy mà Tiểu Long càng ngày càng bớt sợ môn toán.
Tiểu Long hết sợ môn toán thì Quý ròm đâm sợ Tiểu Long. Một hôm nó nhìn “học trò” mình bằng ánh mắt là lạ”
- Bây giờ mày không còn là thằng Tiểu Long nữa!
- Nghĩa là sao? - Tiểu Long ngơ ngác hỏi lại.
Quý ròm mỉm cười:
- Thằng Tiểu Long bạn tao lờ khờ chứ đâ có thông minh nghe đâu hiểu đó như mày!
Nhận xét ưu ái của Quý ròm làm Tiểu Long đỏ mặt:
- Tao mà thông minh gì!
Tiểu Long nói thật. Nó biết mình chẳng thông minh đến mức “nghe đâu hiểu đó” như Quý ròm khen. Sở dĩ nó có thể tiếp thu mau lẹ những bài giảng của Quý ròm chẳng qua nó đã được học với nhỏ Hạnh từ trước.
Mới đây cũng vậy. Quý ròm bảo:
- Về môn hình học coi như mày đã theo kịp chương trình ở lớp rồi! Kỳ tới mình đầu học đại số!
Trước đây Tiểu Long sợ nhất là môn đại số. So với hình học, đại số rối rắm, phức tạp hơn nhiều. Hình học còn có hình vẽ này nọ, quên sạch sành sanh mọi định lý,nhìn vào mấy cái hình cũng còn đoán non đoán già được chút đỉnh. Đại số thì ôi thôi, toàn những số là số, lại thêm ngoặc lớn ngoặc bé, lũy thừa đồ thị, hàm số phương trình đủ thứ hầm-bà-lằng! Mà đối với Tiểu Long, “tiểu số” nó học còn chưa thông, nói gì đến “đại số”! Đó là chưa kể đến cái “hằng đẳng thức đáng nhớ” quái quỉ gì gì đó. Trong sách người ta bảo là “đáng nhớ” mà sao Tiểu Long cảm thấy nó “chẳng đáng nhớ” tí nào, càng cố nhét vào đầu nó càng cố tìm cách chuồn ra.
Nhưng đó là nói “trước đây” kia. Còn từ ngày có nhỏ Hạnh theo “phò tá”, Tiểu Long chẳng biết sợ là gì nữa.
Quý ròm mới dặn hộm trước, hôm sau nó đã thủ thỉ với nhỏ Hạnh:
- Bữa nay mình học đại số đi!
- Sao vậy?
Tiểu Long đưa tay quệt mũi:
- Chiều mai Quý ròm chuyển qua… đại số!
Nhỏ Hạnh bật cười:
- Làm gì Long sợ Quý dữ vậy?
Miệng tuy nói đùa nhưng nhỏ Hạnh vẫn rút cuốn đại số ra. Rồi bằng lối giảng giải khúch chiết, rành rẽ, nhỏ Hạnh thong thả dẫn cậu học trò to xác len lỏi vào khu rừng rậm của những đa thức rườm rà.
Và đúng như Tiểu Long dự đoán,ngày hôm sau sự “thông minh sáng láng” của nó khiến Quý ròm một lần nữa phải kinh ngạc kêu lên:
- Trời đất! Cái đầu của mày mấy tuần nay làm bằng chất gì vậy hả Tiểu Long?
Thấy thằng ròm này tự dưng lại lôi “cái đầu” mình ra hỏi han về “chất liệu”, Tiểu Long ngạc nhiên và tính đổ quạu. Nhưng chỉ trong thoáng mắt, nó chợt hiểu ra Quý ròm mắng yêu mình, liền lỏn lẻn đáp:
- Thì cũng như hồi nào đến giờ thôi chứ chất gì!
- Hồi nào đến giờ sao được mà hồi nào đến giờ! – Quý ròm khụt khịt mũi - Hồi trước tao có giảng ráo cả nước bọt mày cũng dễ gì hiểu được a (b + c) tức ab + ac lẹ như bây giờ!
- Thì được mày kèm một thời gian, đầu óc tao phải bớt chậm chạp đi chứ!
- Tiểu Long vừa đáp vừa cuối nhình xuống đất và gãi gãi đầu. Nhưng Quý ròm không để ý đến cử chỉ đó. Nó khoái chí cười toe:
- Ừ hén! Vậy mà tao quên bẳng đi mất!
Những ngày sau đó, Tiểu Long còn làm Quý ròm “khoái chí” thêm nhiều lần nữa. Nhưng có lẽ sự kiện sau đây mới làm Quý ròm thực sự nở mày nở mặt.
Hôm đó là tiết toán, thấy Hiếu gọi ba, bốn học trò lên kiểm tra, trong đó có cả Tiểu Long.
Khi Tiểu Long lững thững ôm tập đi lên bảng, ngoại trừ Quý ròm và nhỏ Hạnh, không ai chờ đợi một điều gì mới mẻ nơi nó cả. Mọi người đã quá quen với cảnh nó đứng ngắc nga ngắc ngứ hàng buổi trước bảng, hết gãi đầu đến gãi tay làm như nhiệm vụ quan trong của nó trong lúc đó là làm sao cho… đỡ ngứa chứ không phải là trả lời những câu hỏi của thầy giáo.
Thầy Hiếu cũng chẳng lạ gì đứa học trò kém cõi của mình, vốn xuất sắc trong vai… ông phỗng đá hơn là vai một học sinh lanh lẹ. Nếu có thể để trống cột điểm học sinh trong suốt năm học mà không ảnh hưởng cũng chắng buồn gọi đến tên Tiểu Long làm gì!
Vì những lẽ đó mà khi Tiểu Long sè sẹ đặt tập lên bàn và buông thỏng hay tay nghiêm nghị chờ đợi, thầy Hiếu vẫn chẳng buồn nhìn nó, chỉ hờ hửng hỏi:
- Muốn tìm mẫu thức chung của những phân thức đã cho, ta phải làm sao?
Hỏi xong, thầy Hiếu nhịp nhịp tay xuống bàn, vẻ như sẵn sàng chờ đợi và chịu đựng sự “câu giờ” của nó.
Nhưng trái với suy nghĩ của thầy, vừa nghe câu hỏi xong, Tiểu Long tuôn một tràng ro ro nghe bắt sướng lỗ tai:
- Thưa thầy, muốn tìm mẫu thức chung của những phân thức đã cho, ta phải phân tích các mẫu thức thành nhân tử, sau đó ta phải…
Tiểu Long “thuyết” một lèo nào là hệ số với luỹ thừa, số mũ với mẫu thức mà bỗng nhiên im bặt như chợt phát hiện ra một chuyện lạ.
Thầy Hiếu như không tin vào tai mình. Rồi đoán chừng tên học trò “ăn may” nhờ một câu “trúng tủ”, thầy gật gù thận trọng hỏi tiếp:
- Thế muốn quy đồng mẫu thức phải làm sao?
Nhưng Tiểu Long đã khiến thầy sửng sốt. Ngay cả với câu hỏi này, Tiểu Long cũng đáp ngay không cần nghĩ ngợi:
- Muốn quy đồng mẫu thức, ta phải tìm mẫu thức chung, sau đó nhân tử thức với mẫu thức của mỗi phân thức với nhân tử phụ của nó.
Tiểu Long vừa dứt câu, lớp học liền đâm nhốn nháo. Những tiếng xì xào vang lên từ các dãy bàn khiến thầy Hiếu phải quay mặt xuống, hắng giọng:
- Các em im lặng nào!
Rồi quay sang Tiểu Long, thầy gật gù:
- Khá lắm!
Nhưng dường như vẫn chưa tin đứa học trò kém cõi xưa nay có thể đạt được một tiến bộ vượt bực như vậy, thầy vói tay lấy viên phấn, bước ra khỏi chỗ ngồi và viết lên bảng một đề toán dài ngoằng, rồi bảo:
- Em giải bài toán này được không?
Đó là bài toán “tìm tập xác định của các phân thức”. Những bài toán loại này ở nhà nhỏ Hạnh đã bắt Tiểu Long giải đi giải lại hàng chục lần nên nó chẳng còn lạ gì.
- Dạ, được ạ!
Tiểu Long lễ phép đáp và cầm lấy viên phấn trên tay thầy, nó nhíu mày tình toán và sau đó bắt đầu ghi ra hàng loạt những dãy số. Tiếng phấn kin kít trên mặt bảng đầy vẻ tự tin, mạnh dạn. Nhoáng một cái, bài toán đã được giải xong một cách chính xác.
Khi Tiểu Long vừa viết xong đáp số cuối cùng, chưa kịp buông tay, dưới lớp đã lập tức vang lên những tiếng vỗ tay rào rào kèm theo những tiếng reo hò phấn khích:
- Bữa nay cá chép hoá rồng, tụi may ơi!
- Thật không thể nào tin đuợc !
Có đứa liên hệ với sự kiện đặc biệt vừa xảy ra mấy ngày nay:
- Hiện tượng lạ! Nhật thực toàn phần!
Có đứa bắt chuớc giọng quảng cáo trên ti-vi:
- Kỳ lạ cứ như thể “tôi từ một đất nước xa xôi đến đây” vậy!
Bọn học trò ồn ào, huyên náo gấp mấy lần khi nãy nhưng có lẽ lần này thầy Hiếu đã hoàn toàn thỏa mãn về Tiểu Long nên đâm dễ tính hẳn. Mặc cho lũ học trò nhao nhao dưới kia, thầy quay sang Tiểu Long đang đỏ mặt tía tay ben cạnh, giọng vui vẻ:
- Thầy rất hài lòng về em, Long ạ! Hôm nay thầy sẽ cho em điểm mười! Sự phấn đấu của em xứng đáng là một tấm gương để cho các bạn khác học tập!
Được thầy khen, mặt Tiểu Long càng đỏ nhừ. Và con điểm mười không mơ thấy nổi kia khiến chân nó run run cứ muốn khuỵa xuống. Từ trước đến nay, Tiểu Long chỉ mong đạt được điểm năm môn toán. Chỉ điểm năm thôi, cái điểm trung bình đối với các học sinh khác, Tiểu Long cũng đã vươn hoài không tới, nói chi đến điểm muời là cái điểm cao xa vời vợi chẳng khác nào sao Hoả. Vậy mà hôm nay cài “sao Hoả” đó… rớt trúng đầu nó, bảo nó không muốn xỉu sao được!
Nhưng khi cơn ngây ngất qua đi, Tiểu Long lại cảm thấy bần thần trong dạ. Nó hiểu sỡ dĩ nó đạt được tiến bộ như hiện nay, một phần nhờ công sức của nhỏ Hạnh. Nếu không có nhỏ Hạnh tận tình chỉ dẫn, chắc chắn nó không bao giờ có được vinh dự ngày hôm nay. Vậy mà thầy chỉ khen mỗi mình nó, trong khi người âm thầm đóng góp phía sau thầy chẳng hề hay biết, quả là bất công!
Ý nghĩ đó khiến Tiểu Long vô cùng bứt rứt. Vì vậy khi thầy Hiều đưa trả tập và ra hiệu cho nó trở về chỗ, Tiểu Long bất thần vọt miệng:
- Thưa thầy…
- Gì thế em? – Thầy nhẹ nhàng hỏi.
- Thưa thầy… - Tiểu Long ấp úng - Sở dĩ em học khá toán là… nhờ bạn kèm đấy ạ!
- Ồ, hay quá! - Thầy Hiếu chớp chớp mắt - Thế bạn nào kem em học thế?
- Tiểu Long quay mặt xuống chỗ bàn mình ngồi. Nó đã định giơ tay chỉ nhỏ Hạnh nhưng chợt nhìn thấy vẻ mặt hồi hộp chờ đợi của Quý ròm, bất giác nó bỗng phân vân. Nếu bây giờ nó chỉ nhỏ Hạnh, hành động đó chẳng khác nào dội nước lạnh vào mặt Quý ròm. Hẳn Quý ròm thì chẳng có lỗi gì trong chuyện này. Lỗi là do nó. Nó đã lén lút học thêm với nhỏ Hạnh mà không cho Quý ròm biết.
Nhưng nó cũng không thể chỉ Quý ròm, bởi như vậy chẳng khác nào nó phủi ơn của nhỏ Hạnh. Và nó sẽ chẳng còn mặt mũi nào để nhìn nhỏ Hạnh nữa.
Lần đầu tiên trong đời, Tiểu Long lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Tay nó cứ cào cào nơi túi quần như thể đang mắc kẹt chỗ đó, không thể nào nhấc lên để chỉ trỏ bất cứ ai.
Nhưng thầy Hiếu không hiểu đựơc nổi khổ của Tiểu Long.
- Bạn nào thế em? - Thầy giục.
Đúng vào lúc không thể nấn ná được nữa, Tiểu Long chợt bắt gặp cái nháy mắt của nhỏ Hạnh. Rồi sợ bạn mình không hiểu ý, nhỏ Hạnh khẽ kín đáo hất đầu về phía Quý ròm ra hiệu.
- Như kẻ chết đuối vớ được cọc, Tiểu Long mừng rỡ đáp:
- Thưa thầy, bạn Quý ạ!
Cả lớp đang nín thở theo dõi, bỗng thở ào ra. Tưởng ai chứ “thần đồng toán” Quý ròm mà kèm thì mười thằng Tiểu Long cũng phải giỏi chứ đừng nói là một mình nó!
- Quý! - Thầy Hiếu hắng giọng.
Nghe thầy gọi, Quý ròm bẽn lẽn đứng lên.
- Em là một học sinh giỏi của trường ta, điều đó rất đáng biểu dương! - Thầy chậm rãi nói – Nhưng em biết giúp bạn học giỏi là chuỵện còn đáng khen hơn nữa!
Quý ròm là học sinh cưng của thầy Hiếu. Trước nay nó đã được thầy khen không biết bao nhiêu lần, nhưng có lẽ chưa có lời khen nào làm nó xúc đông và sung sướng như bữa nay.
Thầy Hiếu không chỉ dừng lại ở đó. Thầy nói với cả lớp:
- Thầy đề nghị các em cho một tràng pháo tay để tán thưởng hành động đẹp đẽ của bạn Quý!
Đượoc thầy “bật đèn xanh”, cả lớp chôm dậy vỗ tay đôm đốp. Có đứa còn hứng chí thò tay vào ngăn bàn đập thùng thùng.
Duy có tiếng vỗ tay của Tiểu Long là uể ải nhưng không ai nhận thầy điều đó, trừ nhỏ Hạnh.
Thật ra Quý ròm cũng đáng được biểu dương! – Tiểu Long bâng khuâng nghĩ – Nó đã bỏ bao nhiêu thời gian và công sức để kèm cho mình học, mặc dù không hiệu quả. Nhưng dù sao những tràng pháo tay hôm nay lẽ ra nên dành cho nhỏ Hạnh. Như thế mới phải!

ĐƯƠC THẦY KHEN, QUÝ RÒM NHƯ nở từng khúc ruột. Mặt mày nó rạng rỡ suốt cả ngày hôm đó.
Trưa, Quý ròm không tài nào ngủ được. Nó cứ nằm trằn trọc, lăm qua lăn lại trên giường, đầu óc lúc nào cũng lởn vởn những hình ảnh huy hoàng ở lớp học ban sáng.
Đầu giờ chiều, rửa mặt xong, không nén đựơc Quý ròm khều nhỏ Diệp:
- Nè!
- Gì?
- Mày biết gì chưa?
- Biết gì là biết gì?
- Tao ấy mà!
- Anh sao?
Quý ròm ưỡn ngực:
- Hồi sáng tao được thầy khen.
Nhỏ Diệp chớp mắt:
- Khen về chuyện gì?
- Chuyện tao kèm cho Tiểu Longhọc ấy! Hồi sáng Tiểu Long làm toán được điểm mười! – Quý ròm nói với giọng tự hào.
Nhỏ Diệp hít vào một hơi:
- Anh Tiểu Long được điểm mười thật hả?
- Thìh thật chứ sao!
Quý ròm đáp, nó có vẻ phật ý về câu hỏi lại của nhỏ Diệp. Rồi như để chứng minh là mình không bịa chuyện, nó hào hứng “tường thuật”:
- Thầy kêu Tiểu Long lên kiểm tra, hỏi câu nào nó đáp vanh vách câu đó khiến cả lớp cứ giương mắt ếch lên dòm. Rồi thầy ra một đề toán lên bảng, bắt Tiểu Long giải. Mà đề toán thì khó ơi là khó, đến tao cũng phải nghĩ nát óc, thế mà Tiểu Long nó chỉ phẩy tay một cái là xong…
- Nếu vậy thì thầy khen anh Tiểu Long chứ mắc gì khen anh?
Nhỏ Diệp hỏi chen ngang làm Quý ròm mất hứng. Nó quắc mắt:
_ Cái con ngốc tử này, tao đã kể xong đâu! – Rồi nó chép miệng tiếp – Thấy vậy, thầy Hiếu sửng sốt kêu lên “Ôi, phép màu nào đã giúp em thành một học sinh giỏi toán như thế?”. Tiểu Long liền chỉ ngay tao “Thưa thầy, bạn Quý chính là phép màu của em đấy ạ! Chính bạn ấy đã kèm cho em học bấy lâu nay!”. Thế là thầy Hiếu bèn khen tao nức nở. Thầy còn bắt cả lớp vỗ tay hoan hô tao nữa. Tụi nó vỗ tay lớn đến mức học trò các lớp khác phải đổ xô qua xem, tưởng có… Thủ tướng tới thăm lớp tao!
Quý ròm chuyên nghề “thêm mắm dặm muối” vào câu chuyện. Nhỏ Diệp thừa biết điều đó. Nhưng lần này nó tin ông anh mình nói thật, ít ra là về chuyện Tiểu Long được điểm mưới, mặc dù cái đề toán thầy Hiếu cho chắn chắn không khó đến mức Quý ròm mô tả.
Thời gian gần đây, để ý theo dõi, nhỏ Diệp thầ Tiểu Long học khá lên thấy rõ. Tuy không rành các chương trình toán lớp tám nhưng những lần lảng vảng lại gần “lớp học” của ahi bậc đàn anh, nhỏ Diệp thấy Tiểu Long không còn nhăn mày nhíu mặt, mồ hôi mồ kê nhễ nhại như những buổi học đầu nữa. Bây giờ, Quý ròm giảng tới đâu, Tiểu Long gật đầu lia lịa tới đó, hệt như trên đời này chẳng có gì dễ bằng môn toán!
Mà cũng chẳng cần phải lại gần. Ngồi dưới bếp vểnh tay cả buổi vẫn thấy lớp học im ru bà rù, không hề nghe một lời quát tháo dội xuống, nhỏ Diệp biết tỏng trình độ của Tiểu Long bây giờ đã khác.
Quả thật, đã khá lâu nhỏ Diệp không nghe anh mình to tiếng với Tiểu Long. Đang nghĩ lan man, sực nhớ đến bài toán mới ra ở lớp, nhỏ Diệp lập tức níu áo Quý ròm, lém lỉnh:
- À, vậy bữa nay anh ban cho em một ít “phép màu” đi!
Quý ròm trừng mắt:
- Chọc quê tao hả mày?
- Chọc quê gì đâu! - Nhỏ Diệp cười nịnh – Em nhờ anh giảng toán giùm chứ bộ!
- Toán gì vậy? – Quý ròm nhún vai – Cũng “bán trứng” nữa hả?
- Bài này khác! Bài này khó hơn nhiều!
Vừa đáp nhỏ Diệp vừa lật đật chạy đi lấp tập.
- Để em đọc anh nghe hén! - Rồi không đợi Quý ròm có ý kiến, nó lật tập loạt soạt tìm đề toán và hắng giọng đọc – Ba bạn Hông, Mai, Phượng trồng ba cây : hồng, mai, phượng. Bạn trồng cây mai nói với Hồng: “ Trong chúng ta không có ai trồng cây trùng với tên mình cả”. Hỏi bạn nào đã trồng cây gì?
Nhỏ Diệp vừa đọc dứt đề toán, chưa kịp mở miệng hỏi, Quý ròm đã cười toe:
- Dễ ợt! Bạn Hồng trồng phượng, bạn Phượng trồng mai còn bạn Mai trồng hồng!
Thấy ông anh mình đáp ngay không cần nghĩ ngợi, nhỏ Diệp ngẩn mặt ra:
- Sao anh biết?
- Sao không biế! – Quý ròm gật gù – Này nhé! Bạn Hồng tất nhiên không thể trồng hồng, đúng không?
- Đúng. Vì trùng tên! - Nhỏ Diệp mau mắn.
- Bạn Hồng cũng không thể trồng mai, đúng không? – Quý ròm tiếp.
Khác với lần trước, lần ày nhỏ Diệp lộ vẻ ngập ngừng:
Không thể trồng mai hả? Sao lại không thể trông mai?
- Sao mày ngốc thế! – Quý ròm nhăn mặt - Đề bài đã viết “Bạn trồng cây mai nói với Hông” thì có nghĩa bạn Hồng không phải là người trồng mai chứ sao!
- Ờ há! - Nhỏ Diệp mừng rỡ buột miệng, quên béng mất chuyện vừa bị mắng “đồ ngốc”.
Quý ròm lừ mắt:
- Vậy mày đã biết bạn Hồng trồng cây gì chưa?
Mắt nhỏ Diệp sáng lên:
- Cây phượng.
Quý ròm hừ mũi:
- Mấy cây còn lại cũng thế! Cứ từ đó suy ra!
Nghe ông anh nói vậy, nhỏ Diệp nhíu mày cố tự mình “suy ra”. Nhưng nó “suy” tới “suy” lui một hồi vẫn chẳng “ra” được tí tẹo nào, liền hỏi:
- Khi nãy anh bảo bạn Phượng trồng cây gì vậy?
- Quý ròm lạnh lùng:
- Cây roi.
Tưởng mình nghe nhầm, nhỏ Diệp vội vã hỏi lại:
- Anh bảo cây gì?
- Cây roi chứ cây gì! – Quý ròm khịt mũi – Cây roi để đét đít mông mày ấy!
Câu trả lời “hắc ám” của ông anh khiến nhỏ Diệp xịu mặt:
- Em hỏi đàng hoàng mà anh cứ nói gì đâu không!
Lời trách móc của nhỏ Diệp khiến Quý ròm nổi dóa.
- Bộ mày bảo tao là người không đàng hoàng hả? – Nó gầm lên. Rồi không để nhỏ Diệp kịp thanh minh, nó hùng hổ tiếp – Chính mày không đàng hoàng thì có! Làm toán làm tiếc gì mà cứ toàn hỏi đáp số trước! Học như mày mai mốt chỉ có đi… lượm bao ni-lông!
Quý ròm làm một tràng khiến nhỏ Diệp tối tăm mặt mũi. Nó mím môi uất ức:
- Tại khi nãy anh nói đáp số trước chứ bộ!
Quý ròm phẩy tay:
- Tao có miệng tao muốn nói gì tao nói! Còn mày chỉ được phép làm, không được phép hỏi!
Trước một ông anh ăn nói ngang như cua, nhỏ Diệp chẳng biết làm gì khác hơn là lặng lẽ cúi nhìn vào tập và cứ mỗi lần nghĩ đến việc mình bị mắng oan, mũi nó lại sụt sà sụt sịt.
Cái cảnh nhỏ Diệp vừa ngồi học vừa thỉnh thoảng đưa tay quệt nước mắt làm Quý ròm ngứa mắt. Nó cau mặt:
- Mày có thôi cái trò “mít ướt” đó đi không! Mày cứ “hức, hức” lên như thế,bà thấy bà lai mắng tao bây giờ!
- Ai bảo anh quát em chi! - Nhỏ Diệp dẩu môi.
- Bộ tao quát mày không được hả? – Quý ròm sừng sộ - Mày có thấy gương Tiểu Long không? Chính nhờ tao quát tháo suốt cả tháng đầu, nó mới cố học và khác lên như thế! Bây giờ nó đã sắp sửa học qua vật lý và hoá học rồi đấy!
Quý ròm lôi cái gương to tổ bố là Tiểu Lương ra mong trấn áp cô em nhưng nhỏ Diệp chẳng có vẻ bị lung lạc. Nó vẫn tiếp tục phụng phịu:
Nhưng em khác anh Tiểu Long ! Anh Tiểu Long là con trai, em la con gái!
Quý rom vung tay:
- Trai gái gì tao cũng quát tuốt! Dạy học mà không quát mắng thì chẳng bao giờ… có kết quả được! Chính thầy Hiếu còn khen ngợi… phương pháp của tao mà lại!
Thấy ông anh đem thầy ra làm bằng chứng, nhỏ Diệp cứng họng, mặc dù trong lòng đầy rẫy những nghi ngờ. Nó không buồn cãi nhau với Quý ròm nữa, mà lẳng lặng đưa tay gấp cuốn tập trước mặt lại và thong thả đứng dậy.
Mày làm gì thế? – Quý ròm trố mắt.
Em không học nữa! – Nhỏ Diệp than nhiên – Phương pháp của thầy không hợp với em!
- Trời ơi la trời! Rõ là đồ ngốc tử!
Quý ròm tức tối kêu lên. Nhưng mặc cho ông anh lồng lộn, nhỏ Diệp vẫn kiên quyết:
- Em ngốc kệ em! Ngốc còn hơn là đưa đầu cho anh mắng!
Thái độ tẩy chay của nhỏ Diệp khiến Quý ròm giận run người. Nó nghiến răng chồm dậy định chạy tới cốc cho nhỏ em một phát nhưng cuối cùng sợ “bứt dây động rừng”, nó đành buông phịch người xuống ghế, thở hắt ra, giọng chán nản:
- Mặc xác mày! Cho mày họx dốt suốt đời luôn!
Rồi vẫn chưa nguôi, nó lại làu bàu “triết lý” như một kẻ từng trải, ngán ngẩm nhân tình thết thái:
- Đời là thế! Bụt nhà chẳng bao giờ gọi là thiêng!
Quý ròm buồn lắm. Càng ngẫm nghĩ nó càng buồn. Nó không ngờ sau một thành tích tuyệt với như thế, đến thầy Hiếu còn phải khen lấy khen để, nhỏ Diệp lại cả gan trở mặt với nó. Con nhỏ này đúng là chẳng biết trời cao đất dày là gì! Thái Sơn trước mặt mà nó chẳng nhìn ra, ngốc ơi là ngốc!
Lòng đầy tổn thương, Quý ròm lủi thủi bước ra khỏi nhà. Nó chẳng định đi đâu, chỉ lang thang nhắm mắt đưa chân cốt cho vơi ấm ức.
Thơ thẩn một hồi, Quý ròm sực nhớ tới Tiểu Long. Ừ nhỉ, tại sao mình không tâm sự với Tiểu Long để cho nguôi bực dọc? Chính Tiểu Long, kẻ đã đạt được sự tiến bộ khả quan trong học tập nhờ vào “phương pháp quát tháo” của mình, sẽ là người thông cảm hơn ai hết sự hậm hực trong lòng “ sư phụ” nó! Khi nghe mình kể, chắn chắn nó sẽ lên án thái độ của nhỏ Diệp tơi tả! Nó sẽ san sẻ và an ủi nỗi phiền muộn của mình. Nó sẽ nói “Người tốt bao giờ cũng lận đận…”
Quý ròm tiến về phía con hẻm dẫn vô nhà Tiểu Long với bước chân hăng hái.
Mẹ của Tiểu Long ngồi bán hàng đằng trước, nhác thấy Quý ròm liền mỉm cười niềm nở:
- Cháu vào nhà chơi đi! Tiểu Long có nhà đấy! Có cả Hạnh nữa!
Quý ròm “dạ” một tiếng rồi hăm hở tiến vào hẻm.
Khi bước vào gần tới cửa nhà Tiểu Long, nghe thấy tiếng rù rì vọng ra, Quý ròm nảy ra một ý nghĩ nghịch ngợm, bèn rón rén bước lại áp tai vào vách. Nó định nghe thử Tiểu Long và nhỏ Hạnh kháo với nhau những gì, lát nữa tìm cách trêu chọc chơi.
Nhưng dỏng tai một hồi, Quý ròm cảm thấy lạ quá. Hình như hai đứa bạn nó đang bàn tán về chuyện gì chứ không phải trò chuyện bình thường. Chẳng ai lại trò chuyện với giọng điệu đều đều như thầy giáo giảng bài thế cả.
Quý ròm lại tò mò lắng tai nghe. Lần này thì nó sửng sốt nhận ra đó là tiếng giảng bài thực sự. Nhỏ Hanh đang giảng toán cho Tiểu Long học.
Điều vừa phát hiện khiến Quý ròm không hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao. Sao lại có chuyện lạ lùng thế được? Tại sao nhỏ Hạnh lại đến đây giảng bài cho Tiểu Long? Tiểu Long đang học với mình kia mà? Nhỏ Hạnh chỉ mới kèm cho Tiểu Long học hôm nay hay đã lâu rồi?
Hàng loạt câu hỏi hiện ra trong đầu Quý ròm. Và câu hỏi cuối cùng khiến nó giật bắn người như chạm phải dây điện.
Nhón trên đầu ngón chân, Quý ròm nín thở rón rén lùi xa khỏi bức vách. Và thay vì bước vào nhà, nó lẳng lặng quay trở ra đầu hẻm.
- Cháu đã gặp Tiểu Long chưa?
Thấy Quý ròm nhoáng một cái đã quay ra, mẹ Tiểu Long tỏ vẻ thắc mắc.
- Thấy Tiểu Long đang học nên cháu không vào! – Quý ròm lễ phép – Để hôm khác cháu tới!
Rồi làm như tình cờ, Quý ròm buột miệng hỏi:
- Bạn Hạnh kèm cho Tiểu Long học lâu chưa vậy hở bác?
Mẹ Tiểu Long nhíu mày:
- Cũng lâu rồi! Đâu khoảng tháng rưỡi nay! - Rồi bà chép miệng - Tội nghiệp con bé, nó siêng lắm! Chiều thứ hai thứ tư thứ sáu nào nó cũng tới! Tiểu Long vừa học với cháu vừa học với Hạnh hèn gì nó chẳng khá! Hôm nó lần đầu tiên được điểm mười môn toán, cả nhà bác cứ y như là ngày hội ấy!
Khi nói những điều đó, mẹ Tiểu Long không giấu được niềm hoang hỉ long lanh trong đôi mắt và Quý ròm cảm nhận ngay sự cảm kích trong mắt bà khi bà âu yếm nhìn nó.
Nhưng Quý ròm lại chẳng thấy hân hoan tí tẹo nào cả. Thậm chí nó còn đỏ mặt khi đón nhận vẻ biết ơn của mẹ Tiểu Long. Bây giờ thì nó đã bàng hoàng hiểu ra chính nhỏ Hạnh là người đem lại kết quả học tập cho Tiểu Long chứ không phải nó. Bây giò ngẫm lại nói mới nhớ ra Tiểu Long chỉ “thông minh sáng dạ” chừng khoảng một tháng rưỡi nay thôi, đúng vào thời điểm nhỏ Hạnh quỉ quái kia bắt đầu “nhúng tay” vào chuyện học tập của Tiểu Long.
Cái thằng to xác này đã học trước với nhỏ Hạnh ở nhà hèn gì hôm sau mình giảng đâu nó hiểu đó! Vậy mà mình ngu ngốc chẳng mảy may ngờ vực, cứ tưởng nó giỏi giang là nhờ mình, thật là xấu hổ. Xấu hổ nhất là khi được thầy Hiếu khen về thành tích “giúp bạn học tập” mặt mình cứ nhơn nhơn như như một người hùng thực sự, thật chả ra làm sao!
Nhớ về hình ảnh hôm đó trên lớp, mặt Quý ròm nóng bừng và đỏ gay như tôm luộc may mà những người đi đường không ai để ý. Nhưng Quý ròm không giận Tiểu Long. Nó hiểu mọi chuyện là do nó. Chính nó quát tháo ỏm tỏi khiến Tiểu Long không học hành gì được, lại còn bắt tên học trò khốn khổ này “ không được nghĩ ngang dù xảy ra bất cứ chuyện gì” nên Tiểu Long đành phải đóng kịch với nó.
Nhưng không thể kéo dài chuyện hiểu lầm này được! – Quý ròm bâng khuâng nhủ bụng - Tới tiết sinh hoat lớp đầu tuần, mình sẽ nói rõ sự thật về sự tiến bộ của Tiểu Long cho cả lớp biết! Mình chẳng làm nên công trạng gì, chỉ giỏi tài nạt nộ, lại đi nhận vơ thành tích của nhỏ Hạnh thì mình đâu còn xứng đáng là nhà ảo thuật lừng danh Elvis Quý nữa!
Nhớ tới chuyện nạt nộ, Quý ròm bất gíc nghĩ tới nhỏ Diệp, và lòng nó bỗng nhiên chùng xuống. Tội nghiệp em mình, có một ông anh được xưng tụng là “thần đồng toán” mà nó học toán lại chẳng ra sao! Chẳng qua là do “phương pháp quát tháo” của mình mà ra! Về chuyện này, có lẽ từ nay mình phải cố học tập “cô giáo Hạnh” của thằng Tiểu Long mới được!
Nhỏ Diệp không hay biết gì những chuyển biến trong lòng ông anh nên nó kinh ngạc đến há hốc miệng khi thấy Quý ròm ở đâu bên ngoài chạy vù vào, vừa thở hổn hển vừa nói với nó bằng giọng ngọt ngào mà từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ nó chưa từng có “hân hạnh” nghe qua:
- Em đem bài toán khi nãy ra đây anh giảng lại cho ! Lần nãy mà anh còn nói nặng em một tiếng, anh sẽ tôn em lên làm chị còn anh tụt xuống làm em ngay!


----END----
Về Đầu Trang Go down
https://matnago.forumvi.com
 

Ông thầy nóng tính 5

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Ông thầy nóng tính 2
» Ông thầy nóng tính 3
» Ông thầy nóng tính 4
» Ông thầy nóng tính 1
» T.O.P & Yoon Eun Hye nóng bỏng trên W
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcom to Matnago :: Truyện - Tiểu thuyết - Hồi kí :: Việt Nam :: Nguyễn Nhật Ánh-